Top Banner Ads
  
Quảng cáo giữa 1 Quảng cáo giữa 2 Quảng cáo giữa 3
Statistics
Online: 129
Visiter today: 761
Total: 1
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
danhbaluatsu
Hoi bao tro tu phap
Trang chủ > Dịch vụ SEALAW > TIN TỨC
Hơn 27.000 người nước ngoài làm việc “chui” tại Việt Nam
Sáng nay (21.8), Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời chất vấn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội xoay quanh vấn đề đào tạo nghề và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Vấn đề mà các cử tri quan tâm nhiều nhất đó là việc quản lý lao động nước ngoài ở Việt Nam. Báo cáo của các Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại thời điểm tháng 7.2012 là hơn 77.000 người. Trong đó, số người thuộc diện cấp giấy phép lao động là 74.400 người, thực tế số đã được cấp phép là gần 50.000 người, chiếm 67,15%. Số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép là hơn 24.400 người, chiếm 32,85%. Số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là trên 2.600 người (chiếm 3,44%).

Số lao động nước ngoài này đến từ hơn 60 quốc gia. Trong đó, số người mang quốc tịch Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan...) chiếm khoảng 58% tổng số lao động nước ngoài. Riêng số lao động là người Trung Quốc tại VN là 25.073 người, số người được cấp giấy phép lao động là 23.388 người; Số người mang quốc tịch Châu Âu (Anh, Pháp...) chiếm khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%.

Trả lời về vấn đề quản lí lao động nước ngoài tại VN, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, một số địa phương chưa nắm chắc và đầy đủ số liệu về lao động nước ngoài đang làm việc. Các số liệu báo cáo cũng chủ yếu nắm được thông qua công tác kiểm tra và thực hiện cấp giấy phép lao động.

Nhiều lao động nước ngoài vào Việt Nam lao động thông qua một số doanh nghiệp “nội” để xin thị thực nhập cảnh với mục đích thương mại (không nêu rõ xin vào lao động) nên được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xét cấp thị thực 3 đến 6 tháng. Hết thời hạn tạm trú nêu trên, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở các địa phương không gia hạn vì chưa xin giấy phép lao động thì họ đối phó bằng cách xuất cảnh, sau đó xin lại thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài ra còn có một số lao động nước ngoài vào VN theo con đường du lịch....

Theo giám sát của Ủy ban các vấn đề xã hội, rất nhiều chủ DN nước ngoài đã bỏ trốn do khó khăn về sản xuất, việc này dẫn đến không thể bảo vệ được quyền lợi cho người LĐ do không có đủ cơ sở pháp lý để quản lý lao động thất nghiệp, BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp… Đỉnh điểm là vụ các bác sĩ nước ngoài làm việc trái phép tại phòng khám Maria ở Hà Nội, gây tử vong 1 bệnh nhân.

 Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đề ra hướng khắc phục là tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài ngay từ khi chuẩn bị dự án và trong quá trình triển khai thực hiện dự án ở các địa phương. Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm thì kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề đào tạo nghề, tính đến tháng 6.2011, cả nước có hơn 400 trường Cao đẳng và Trung cấp nghề, cùng với gần 2000 trung tâm và cơ sở có dạy nghề, thế nhưng việc mở rộng các cơ sở dạy nghề lại không đi cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nước ta hiện nay phát triển quá nhiều và quá nhanh các trường nghề và trung tâm dạy nghề, nhưng chất lượng lại bị bỏ ngỏ, Việt Nam hiện vẫn đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề cao, trong khi lao động qua đào tạo mới chỉ đạt hơn 30%.

Một thực tế nữa là các trường dạy nghề không "hút" được học sinh. Trường Cao đẳng nghề tỉnh Phú Yên được nhà nước cấp 5 tỉ đồng để  đào tạo cho khoảng 3.000 đến 4.000 học sinh học nghề mỗi năm, thế nhưng năm học này, trường chỉ nhận được khoảng 300 hồ sơ trong khi chỉ tiêu xét tuyển của nhà trường là gần 900 học sinh. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các kỳ tuyển sinh trước.

Đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đang có những dấu hiệu chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, giải quyết việc làm cho LĐ nông thôn. Trên thực tế, sau khi đến nơi ở mới, hầu hết họ lại khó khăn hơn rất nhiều vì khi mất đất không có việc làm...

Các đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung trả lời các câu hỏi chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đều chưa thoả mãn. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tiếp tục nghiên cứu và trả lời bằng văn bản các chất vấn của đại biểu và cử tri bằng văn bản.   

Chiều nay, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của UBTVQH.

(Source: lao động)
[ Back ]
OTHER
2 người đàn ông tra tấn nữ nhân viên tẩm quất bị bắt (6/12/2013)
Đã cấp 39 triệu giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu (2/12/2013)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
tra cuu van ban
dich vu giay phep
o mai ba thu
luat su Dong Nam A