1. Nhãn hiệu
là gì? -
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các
tổ chức, cá nhân khác nhau. -
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, thể hiện
đưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được
thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. -
Nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của tổ chức, cá
nhân.
2. Đăng ký
nhãn hiệu là gì? -
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành với ý nghĩa thiết lập quyền sở hữu đối với nhãn
hiệu. -
Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu
vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. -
Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp
đơn, căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn.
3. Ai có quyền
đăng ký nhãn hiệu? -
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, thương mại; -
Các chủ thể sản xuất.
4. Người nộp đơn
cần cân nhắc những gì trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu? Nhãn
hiêu sẽ bị từ chối nếu: -
Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu; -
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác có ngày ưu tiên sớm hơn hoặc nhãn hiệu nổi tiếng; -
Trùng hoặc tương tự với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng,
tên nhân vật, quyền tác giả của người khác đã được biết đến rộng
rãi; -
Trùng với tên riêng, biểu tượng hình ảnh của quốc gia, địa phương,
danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được
phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền); Trùng hoặc tương tự với
dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà
tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng. -
Mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn
gốc, tính năng, công dụng, giá trị, chất lượng của hàng hóa, dịch
vụ.
5. Nhãn hiệu
nổi tiếng được bảo hộ như thế nào? -
Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà
không cần thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Khi thực hiện
quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng,
chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng
cách cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ
quan nhà nước liên quan
6. Thời hạn
hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định như
thế nào? -
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn
10 năm, có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm một lần, không giới hạn
số lần;
7. Nhãn hiệu
đăng ký được bảo hộ theo phạm vi lãnh thổ như thế nào? - Nhãn hiệu được đăng ký tại quốc gia
nào thì chỉ có hiệu lực bảo hộ tại quốc gia đó, nếu muốn bảo hộ
nhãn hiệu tại các quốc gia khác, người nộp đơn phải tiến hành các
thủ tục nộp đơn tới quốc gia đó hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế theo
Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid
Trân
trọng hợp tác!
|