3. Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học
thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa
điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức
dạy thêm, học thêm;
4. Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm,
học thêm và người đăng ký dạy thêm;
5. Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp
huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học
thêm và người đăng ký dạy thêm;
6. Bản sao hợp hệ hộ khẩu của người tổ chức dạy
thêm, học thêm;
Mẫu văn
bản:
1. Đơn
đề nghị mở lớp dạy thêm;
2. Sơ yếu
lý lịch người dạy;
3. Bản
khai về điều kiện cơ sở vật chất.
Số bộ hồ
sơ:
01 bộ
II. ĐIỀU
KIỆN THỰC HIÊN:
a) Đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm,
học thêm.
- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng
với giáo viên dạy thêm đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
- Có đủ sức khỏe.
- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh,
cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
b) Đối với người dạy thêm:
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng
cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
- Có đủ sức khoẻ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được
giao tại cơ quan công tác.
- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh,
cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
- Được thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục trực
tiếp (đối với giáo viên đang công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm
Đồng) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với các tổ chức, cá nhân ngoài
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng) xác nhận đối với người dạy thêm ngoài
nhà trường; được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định đối với giáo
viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập..
c) Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm
phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của
Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số
26/2011/HLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa
học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối
thiểu:
- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo
an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại,
khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh
hiểm trở.
- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ
1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân
tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.
- Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn,
ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.
- Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc,
cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày
18/4/2000.
- Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải
hợp vệ sinh.
- Số lượng học sinh tham gia học thêm ở các lớp
THPT không quá 30 học sinh/lớp; các lớp THCS không quá 35 học sinh /lớp.
d) Thời gian tổ chức dạy thêm:
- Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00.
III. CÁC
BƯỚC THỰC HIỆN
1. Cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép dạy
thêm, học thêm ngoài nhà trường tại bộ phận TNHS&TKQ của Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh, thành phố.
Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ chưa đủ hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ; hồ sơ đầy đủ tiếp nhận và lập phiếu biên nhận hồ sơ.
2. Phòng chuyên môn thuộc Sở tiến hành thẩm định
và trình xét duyệt hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết); chủ động
thông báo thời gian kiểm tra thực tế tại cơ sở.
3. Tổ chức kiểm tra thực tế về các yêu cầu điều
kiện dạy thêm, học thêm tại cơ sở, lập biên bản thẩm tra; nếu cơ sở đáp ứng đủ
các điều kiện theo quy định thì cấp phép dạy thêm, học thêm; nếu không đủ điều
kiện thì trả lời bằng văn bản.
4. Cá nhân nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nhận
giấy phép tại bộ phận TNHS&TKQ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ theo quy định.
IV.
CÔNG VIỆC SEALAW LÀM CHO QUÝ KHÁCH:
Trong quá trình thực hiện công việc, SEALAW
cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn cho khách hàng nội dung và hình thức;
- Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiêt cho
việc xin giấy phép;
- Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục
pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi dược cấp phép;
- Thay mặt cho khách hàng nhận bản gốc và bản
sao kết quả cấp phép;
- Tư vấn sau khi được cấp phép.
V. LIÊN
HỆ:
CÔNG TY
LUẬT HỢP DANH ĐÔNG NAM Á
Địa chỉ: Số 76 Cù Chính Lan, Khương Mai,
Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: |+8| |04| 35656 858 Fax: |+8| |04| 35656 858
E-mail:
contact@sealaw.vn / luatsudongnama@yahoo.com.vn
Website: www.giayphepviet.com
/ www.luatsudongnama.com
Trân trọng hợp tác! |